M.U và Man City bỏ phiếu chống quy định mới của EPL |
|
Man City và Man Utd là những đội bóng bỏ phiếu chống lại quy tắc mới về giới hạn mức chi tiêu của Premier League. |
Man City và M.U không đồng ý áp dụng quy tắc tài chính mới Vào hôm qua, một cuộc họp cổ đông của 20 đội bóng Premier League đã diễn ra ở London. Trong buổi họp này, 20 CLB đã bỏ phiếu để áp dụng quy tắc giới hạn chi tiêu mới ở giải đấu cao nhất xứ sở sương mù. Cụ thể, quy tắc này dự kiến sẽ áp dụng từ mùa giải 2025-26 như một phần của hệ thống kiểm soát tài chính mới để thay thế Quy tắc về lợi nhuận và bền vững (PSR). Quy tắc này sẽ giới hạn toàn bộ số tiền 1 đội bóng có thể chi trả về lương, phí chuyển nhượng, phí cho người đại diện trong 1 mùa giải. Nó sẽ dựa trên doanh thu từ bản quyền truyền hình của đội xếp cuối bảng Premier League mùa này. Một đề xuất được đưa ra là giới hạn tài chính sẽ gấp 4,5 lần doanh thu từ bản quyền truyền hình của đội cuối bảng. Ví dụ, ở mùa giải trước, đội bét bảng (Southampton) kiếm được 100,3 triệu bảng từ bản quyền truyền hình thì giới hạn chi tiêu của mỗi đội bóng ở mùa này sẽ là 100,3 x 4,5 = 451,35 triệu bảng. Hiện các đội bóng vẫn chưa thống nhất liệu giới hạn mới sẽ áp dụng cho mức lương của toàn bộ nhân viên hay chỉ các cầu thủ. Với quy tắc này, một số CLB lớn lo ngại sẽ gặp bất lợi trước các đối thủ châu Âu trong khi các đội khác khẳng định điều này là cần thiết để Premier League duy trì tính cạnh tranh. Theo truyền thông Anh, Man Utd, Man City và Aston Villa đã bỏ phiếu chống lại quy tắc này. Chelsea bỏ phiếu trắng trong khi 16 đội bóng khác bỏ phiếu tán thành. Ở mùa giải trước, Man City là đội bóng có quỹ lương cao nhất Premier League và chi 51,5 triệu bảng cho môi giới cầu thủ, cộng thêm phí chuyển nhượng khiến tổng chi tiêu của The Citizens lên tới 619,5 triệu bảng, gấp gần 6 lần thu nhập của đội cuối bảng Southampton. Cả 2 đội bóng thành Manchester sẽ thúc đẩy mức giới hạn cao hơn trong các cuộc đàm phán sau đây vài tuần. Trong khi đó, Premier League sẽ tiến hành phân tích pháp lý chi tiết để đảm bảo quy tắc mới không vi phạm Luật cạnh tranh.
|